Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân khi vay ngân hàng nhanh chóng

VAYTIEUDUNGDN.COM

random image

Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân khi vay ngân hàng

Nợ xấu là rào cản cho mỗi cá nhân nếu như muốn đi vay tiền tại ngân hàng. Vậy làm thế nào để kiểm tra nợ xấu cá nhân hay không. Hãy cùng vaytieudungdn.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.

 

Nợ xấu là rào cản cho mỗi cá nhân nếu như muốn đi vay tiền tại ngân hàng. Vậy làm thế nào để kiểm tra nợ xấu cá nhân hay không để tránh mất thời gian lên ngân hàng kiểm tra. Hãy cùng vaytieudungdn.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân dẫn tới cá nhân bị nợ xấu ngân hàng đó là khi bạn đi vay mà tới kì hạn trả nợ bạn không trả hoặc trả chậm trễ hơn.

Kiểm tra nợ xấu cá nhân như thế nào

Kiểm tra nợ xấu cá nhân như thế nào?

Đơn giản nhất là bạn liên hệ với ngân hàng để vay một khoản tiền. Nếu như bạn trong danh sách nợ xấu thì chắc chắn ngân hàng sẽ từ chối cho vay tiền.

Lúc này bạn có thể liên hệ tới trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC để biết mình bị nợ xấu nhóm mấy.

Hiện nay chưa có công cụ online nào để giúp bạn tự kiểm tra nợ xấu. Mà chỉ có ngân hàng mới có thể làm việc này. Một số ngân hàng cung cấp dịch vụ kiểm tra nợ xấu tín dụng nên bạn có thể nhờ vào dịch vụ này để xem coi tình trạng nợ xấu của mình như thế nào.

Quy trình kiểm tra nợ xấu tại ngân hàng

Bước 1: Cung cấp CMND cho ngân hàng để được đăng ký vay tiền.

Bước 2: Ngân hàng sẽ kiểm tra các tiêu chí trong đó bao gồm nợ xấu.

Mỗi lần kiểm tra như thế này thì bạn phải mất một khoản phí khoảng 100.000 VNĐ.

Làm sao để xóa nợ xấu ngân hàng?

Để xóa nợ xấu thì việc đầu tiên bạn phải thực hiện là hoàn tất trả số nợ còn lại. Sau đó hãy đăng ký với nhân viên tín dụng của ngân hàng để được thông báo bạn đã xóa được nợ xấu và có thể vay lại.

Thời gian xóa nợ xấu cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố thường vào khoảng từ 1 tới 3 tháng trong trường hợp nợ xấu nhóm nhẹ.

Đối với nợ xấu nhóm hai thì thời gian có thể lên tới 12 tháng. Còn nợ xấu nhóm 3,4,5 thì thời gian bị hạn chế không thể vay vốn lên tới 5 năn tương đương 60 tháng. Trong khoảng thời gian miễn trừ nợ xấu thì bạn không nên để phát sinh thêm khoản nợ xấu nào khác thì mới được phép vay tiền trở lại.

Tuy nhiên thì có nhiều tổ chức tín dụng vẫn xem xét và cho những cá nhân bị nợ xấu vay tiền. Tuy nhiên thì điều kiện vay trở nên khắt khe hơn hẳn so với vay thông thường.

Một số trường hợp dễ mắc phải nợ xấu

  • Bạn đứng tên để vay hộ người khác.
  • Cho người khác mượn chứng minh nhân dân, họ đi vay tiền ở đâu đó mà bạn không biết.
  • Mất điện thoại cũng có thể bị nợ xấu do người nhặt được đem sim đi vay.

….
Đôi khi chính bản thân bạn không gây ra nợ xấu nhưng đột nhiên nằm trong danh sách này của ngân hàng. Vì thế nên hết sức lưu ý để tránh bị tình trạng này xảy ra. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn và phòng tránh phát sinh nợ xấu cho bản thân mình.